Giới thiệu
Cơ quan chủ quản:
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG HCM
10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tên gọi chính thức KHOA VĂN HỌC
Tên tiếng anh FACULTY OF LITERATURE
Viết tắt Falit
BAN CHỦ NHIỆM KHOA
- Lê Quang Trường – Trưởng Khoa
- Phan Mạnh Hùng – Phó Trưởng Khoa
- Hồ Khánh Vân – Phó Trưởng Khoa
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO KHOA VĂN HỌC
1. PGS.TS.Lê Quang Trường (CT)
2. TS. Phan Mạnh Hùng (TK)
3. ThS. Hồ Khánh Vân
4. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu
5. PGS.TS. Trần Lê Hoa Tranh
6. TS. La Mai Thi Gia
7. TS. Nguyễn Đông Triều
8. TS. Đào Lê Na
9. GS.TS. Huỳnh Như Phương
10. PGS. TS. Nguyễn Công Lý
11. PGS.TS. Võ Văn Nhơn
12. PGS.TS. Trần Thị Phương Phương
13. PGS.TS. Trần Thị Thuận
14. TS. Nguyễn Ngọc Quận
15. PGS.TS. Lê Giang
16. GS.TS. Phan Thị Thu Hiền
17. ThS Nguyễn Văn Hoài
18. PGS. Chu Xuân Diên
19. PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
20. Ông Nguyễn Khuê
21. Ông Phan Nhựt Chiêu
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Đào tạo bậc cử nhân (đại học) các ngành Ngữ văn thuộc các hệ chính quy tập trung , không chính quy tập trung (và hàm thụ trước đây) gồm:
- Ngành Văn học
- Ngành Hán – Nôm
Đào tạo bậc Thạc sĩ (Cao học):
- Ngành Văn học Việt Nam
- Ngành Văn học nước ngoài
- Ngành Lý luận văn học
Đào tạo bậc Tiến sĩ (Nghiên cứu sinh) :
- Ngành Lý luận văn học
- Ngành Văn học Việt Nam
Nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo các ngành học và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Biên soạn và hoàn chỉnh bộ sách công cụ và giáo trình phục vụ cho việc đào tạo các ngành học và các bậc đào tạo (đại học và sau đại học).
Xây dựng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất để hoàn thành các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Những năm đầu tiên sau giải phóng, Ngữ văn Việt Nam là tên gọi của một Tổ bộ môn được hình thành trên cơ sở tiếp quản Ban Văn chương Việt Nam và Ban Hán văn của Đại học Văn khoa Sài Gòn, có sự tăng cường của một số cán bộ từ Hà Nội vào. Ngày 30-4-1977, Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai trường Đại học Khoa học Sài Gòn và Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tổ bộ môn Ngữ văn Việt Nam trở thành một tổ trực thuộc của Trường do ông Mai Cao Chương làm Tổ trưởng và ông Lưu Khôn làm Tổ phó.
Năm 1978, Tổ bộ môn Ngữ văn Việt Nam được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ra quyết định nâng thành Khoa Ngữ văn Việt Nam, ông Mai Cao Chương được cử làm Chủ nhiệm và ông Trần Chút – Phó chủ nhiệm khoa. Năm 1982, Khoa Ngữ văn Việt Nam được đổi tên thành Khoa Ngữ văn.
Từ tháng 8 – 1990, Khoa Ngữ văn được điều hành bởi một Ban chủ nhiệm do ông Nguyễn Lộc làm Trưởng khoa và các ông Trần Chút, Huỳnh Như Phương làm Phó trưởng khoa. Từ tháng 5 – 1992, Khoa được Bộ và Trường giao thêm nhiệm vụ đào tạo ngành Báo chí.
Đến tháng 8 – 1994, Khoa Ngữ văn lại được Bộ Giáo dục Đào tạo đổi tên thành Khoa Ngữ văn và Báo chí (Theo quyết định số 2308/GD-ĐT ngày 20 – 8 – 1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Vũ Ngọc Hải ký). Ban chủ nhiệm mới của Khoa cũng bắt đầu hoạt động từ đó gồm Trưởng khoa là ông Huỳnh Như Phương và các Phó trưởng khoa là ông Nguyễn Ngọc Quang và bà Trần Thị Mỹ. Ngày 10 – 10 – 1996, Ban chủ nhiệm này được Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh, ký quyết định bổ nhiệm tiếp tục công tác trong nhiệm kỳ 1996 – 2000. Đến tháng 12-1998, Hiệu trưởng bổ nhiệm thêm một Phó trưởng khoa là ông Nguyễn Công Đức .
Năm 2002, Hiệu trưởng đã bổ nhiệm Ban chủ nhiệm nhiệm kỳ 2002 – 2007 gồm Trưởng khoa là ông Nguyễn Ngọc Quang, các Phó trưởng khoa là ông Nguyễn Công Đức, ông Lê Tiến Dũng, bà Đoàn Ánh Loan.
Đến tháng 5 – 2007, Khoa Ngữ văn và Báo chí được đổi tên lại thành Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Theo quyết định số 111/QĐ – TCHC ngày 25 – 4 – 2007 do PGS TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh ký). Ban chủ nhiệm mới của Khoa gồm Trưởng khoa là ông Đoàn Lê Giang, các Phó trưởng khoa là bà Đoàn Ánh Loan, bà Trần Thị Phương Phương, ông Nguyễn Ngọc Quận.
Đến tháng 3 – 2008, do bà Đoàn Ánh Loan từ nhiệm, hiệu trưởng đã bổ nhiệm ông Võ Văn Nhơn làm Phó trưởng khoa.
Đến tháng 9 – 2010, do ông Võ Văn Nhơn đi công tác ở nước ngoài, hiệu trưởng đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Phức làm Phó trưởng khoa.
Đến tháng 1 – 2011, do ông Nguyễn Đình Phức được cử làm Trưởng Khoa Ngữ văn Trung Quốc, hiệu trưởng đã bổ nhiệm bà Huỳnh Thị Hồng Hạnh làm Phó trưởng khoa.
Từ nhiệm kỳ 2013 – 2018, Khoa có BCN mới gồm Trưởng khoa là ông Đoàn Lê Giang, các Phó trưởng khoa là bà Huỳnh Thị Hồng Hạnh, bà Trần Lê Hoa Tranh và ông Lê Quang Trường.
Vào tháng 6 năm 2018, Hiệu trưởng đã bổ nhiệm Ban chủ nhiệm nhiệm kỳ 2018 – 2023 gồm Trưởng khoa là ông Lê Quang Trường, các Phó trưởng khoa là ông Phan Mạnh Hùng, bà Hồ Khánh Vân.
Năm 1978, Khoa Ngữ văn Việt Nam chỉ có 3 bộ môn là Văn học, Ngôn ngữ học và Hán Nôm. Trước yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo và sự phát triển của đội ngũ giảng viên, ngày 20 – 10 – 1994, Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, đã ra quyết định số 966/TCCB thành lập và tổ chức lại 7 bộ môn của Khoa gồm: Văn hóa học và văn hóa dân gian, Văn học Việt Nam và lý luận văn học, Văn học nước ngoài, Ngôn ngữ học, Hán nôm, Ngữ văn Trung Quốc và Báo chí. Từ năm 1998, Bộ môn Ngữ văn Trung Quốc tách ra thành một khoa mới. Đến tháng 5 – 2007, Bộ môn Báo chí tách ra thành Bộ môn trực thuộc trường. Các bộ môn còn lại được tổ chức như sau: Văn hóa dân gian, Văn học Việt Nam, Lý luận và phê bình văn học, Văn học nước ngoài và Văn học so sánh, Ngôn ngữ học, Hán nôm. Đến tháng 3.2008, Khoa lại có thêm Bộ môn Nghệ thuật học (nay là Bộ môn Sáng tác và Phê bình Sân khấu – Điện ảnh).
Ngày 21 – 02 – 2017, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn đã ra 3 quyết định: số 177/QĐ-XHNV-TCCB, số 174/QĐ-XHNV-TCCB và số 176/QĐ-XHNV-TCCB về việc sắp xếp lại Khoa Văn học và Ngôn ngữ, theo đó Khoa Văn học và Ngôn ngữ đổi tên thành Khoa Văn học thuộc Trường ĐH KHXH&NV- ĐHQG HCM, Bộ môn Ngôn ngữ thuộc Khoa tách ra, đổi tên thành Bộ môn Ngôn ngữ học trực thuộc Trường ĐH KHXH&NV- ĐHQG HCM.